Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường TTGDTX Quận 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường TTGDTX Quận 3


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa'

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
aky.seoul3108
Admin

 Admin
aky.seoul3108

Ánh Sáng : 108761
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 4621
Nghề nghiệp : Chủ tịch
Được Cám Ơn : 67
Gia Nhập : 25/04/2010
Birthday : 31/08/1990
Tuổi : 33
Cung hoàng đạo : Virgo
Đến từ : Korea
Tính tình : Hiền

Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa' Empty
Bài gửiTiêu đề: Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa'   Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa' Mini203Sat Mar 05, 2011 8:18 pm

Chiến dịch giải cứu cụ rùa hồ Gươm đang bước vào giai đoạn khẩn trương, bệnh viện dã chiến đã được "xây", bẫy bắt rùa tai đỏ đã được đặt quanh hồ. Lúc này, ở bất kỳ đâu, người ta cũng nghe được ý kiến của người dân về chiến dịch.

Gần đây, những đoạn video clip, những bức ảnh về “Cụ rùa” Hồ Gươm với những vết thương lở loét được đăng tải liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, khiến người dân cả nước, đặc biệt là người dân Hà Nội xôn xao lo lắng trước nguy cơ cá thể rùa quý hiếm cuối cùng của Hồ Gươm biến mất. Phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức - người có hơn 20 năm theo dõi "Cụ rùa” hết sức lo lắng cho sức khỏe của “Cụ” và sốt sắng với các phương án cứu chữa. Các trang báo in, báo mạng điện tử, diễn đàn thì sôi sục với vô vàn sự bức xúc, ý kiến hiến kế cứu “Cụ rùa”.

Trong các ngày đầu tháng ba, các biện pháp nhằm cải tạo lại môi trường nước Hồ Gươm, bẫy bắt rùa tai đỏ và đặc biệt là cứu thương cho rùa được các sở Khoa học và công nghệ Hà Nội, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Y tế…triển khai nhanh chóng. Những chiếc bẫy rùa tai đỏ sau khi được thực nghiệm bẫy thử ở hồ Mỗ Lao và hồ Văn Quán, quận Hà Đông đã được đem đặt rải rác nhiều vị trí ở Hồ Gươm. Do tại Hồ Gươm có tới 8 loại cá thể rùa sinh sống nên sau khi bị dính bẫy, rùa được bắt ra và phân loại, nếu đúng rùa tai đỏ (nhận diện rất dễ bởi 2 vệt đỏ bên tai) thì được bỏ vào một bể kính lớn chờ đem xử lý.
Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa' T522360

Rùa tai đỏ tại Hồ Gươm đang được bẫy bắt, hạn chế sự xâm hại của chúng tới “Cụ rùa”

Công tác xử lý ô nhiễm nước với các biện pháp vét bùn, vớt rác, thay nước…bằng các phương pháp thủ công kết hợp với công nghệ hiện đại của CHLB Đức cũng đang được triển khai cấp bách nhằm tìm lại màu xanh vốn có của Hồ Gươm trong thời gian nhanh nhất có thể, kết hợp với đó là việc chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để cứu chữa cho rùa như lắp 2 bể chứa nước sạch, tăng diện tích đảo tại chân tháp, thành lập tổ cứu thương…

Công việc của các nhân viên bảo vệ đền Ngọc Sơn mấy ngày hôm nay cũng căng thẳng hơn ít nhiều vì ngoài nhiệm vụ trông coi đền, các anh còn phải giám sát không cho khách đem dị vật lạ thả xuống hồ hay bể chứa rùa tai đỏ và ngăn những người vô ý lấy rùa tai đỏ bẫy được trong bể.
Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa' T522361

Anh Trần Việt Dũng, nhân viên bảo vệ đền nói vui: “Giờ ngoài bảo vệ đền, mình lại phải bảo vệ cả đám rùa tai đỏ bẫy lên nữa”.

Những người dân sống quanh khu vực Hoàn Kiếm thì đặc biệt tỏ ra lo lắng trước tình hình này. Bên cạnh các công việc gấp rút của các cơ quan chức năng thì người dân cũng bày tỏ rất nhiều nỗi niềm quanh sự kiện rất “nóng” này.

Cụ Nguyễn Sinh, năm nay đã 75 tuổi sống tại Quán Thánh đã hơn 60 năm cho biết bà sống ở Hà Nội trước cả những năm 45, ngày đó nước Hồ Gươm xanh và đẹp lắm, trong hơn bây giờ rất nhiều. Bà tâm sự: “Cứu Cụ được là một chuyện, quan trọng hơn cả là phải cứu cả Hồ Gươm. Để làm được điều này chắc phải tốn kém lắm. Nhưng tốn kém mấy mà hiệu quả thì cũng phải làm. Tôi gắn bó gần như cả cuộc đời với Hà Nội. Tôi rất buồn khi thấy Hà Nội đổi thay hiện đại quá, hiện đại tới mức Cụ rùa thiêng phải nổi lên kêu cứu. Tôi cầu mong các nhà chức trách hãy bằng mọi biện pháp giữ gìn lại cho chúng tôi di sản vô giá này. Còn ngày nào nhìn Cụ nổi lên thoi thóp đầy vết thương lở loét là chúng tôi xót xa ngày đó”.

Cụ Nguyễn Sinh chia sẻ: “Chưa bao giờ mà tôi được “gặp” cụ với mật độ dày đặc như thế này. Chẳng biết nên vui hay buồn nữa.”
Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa' T522362

Cụ ông trú tại đường Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm thường dạo bộ thể dục quanh hồ kể câu chuyện về tiêu bản rùa trong đền Ngọc Sơn và bày tỏ hy vọng cứu thương “cụ rùa” càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên để cải tạo, cứu Cụ rùa, cứu Hồ Gươm thì còn cần nhiều tới ý thức chung của người dân. Việc người dân đi lại trên bờ Hồ vứt rác thải xuống lòng hồ hay việc câu trộm, thả cá, thả tro xuống hồ…đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường thủy sinh. Mà để hạn chế điều này thì phần nhiều dựa vào thái độ và trách nhiệm chứ việc cấm hay ngăn cản chỉ mang tính chất lý thuyết.

Một nhân vật khá đặc biệt là cụ Quốc Thị Gái, năm nay đã 89 tuổi. Suốt hơn 20 năm, cụ âm thầm làm một công việc mà nhiều người coi là gàn dở. Cụ đi xin ở các hiệu bánh những miếng bánh mì thừa. Rồi cứ đều đặn 9 giờ sáng cho chim ăn tại gốc cây bồ đề ven hồ, 5 giờ chiều cụ thả thức ăn xuống hồ cho cá, cho rùa ăn. Cụ làm việc này hoàn toàn tự nguyện và phi lợi nhuận.
Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa' T522363

Khi được hỏi, cụ chỉ móm mém cười: “Tôi làm việc này cho Hồ Gươm, làm việc thiện thì nào mục đích gì”. Nói rồi cụ lại hăng say cầm chổi quét những mẩu bánh mì còn vương trên rìa hồ.

Ngẫm lại, có những thứ được coi là vô giá mà truyền thuyết về Rùa Hồ Gươm được coi là một trong những báu vật thiêng liêng như thế. Mọi người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian gần đây đều vô cùng quan tâm tới việc cứu thương cho rùa và cải tạo Hồ Gươm. Ai cũng hy vọng với những công nghệ hiện đại thì nhiều năm sau nữa con cháu chúng ta vẫn có thể tự hào về một thủ đô Hà Nội hơn 1000 năm văn hiến có biểu tượng Hồ Gươm, Tháp Rùa và Cụ Rùa già cổ kính.

Tuy vậy, mỗi người một suy nghĩ, và không phải tất cả người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều có chung quan niệm như vậy về rùa Hồ Gươm. Anh Dũng, một người dân sinh ra và lớn lên tại Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Thực ra, rùa Hồ Gươm gần như là một cái tâm linh, một tín ngưỡng ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội rồi. Nhưng mà chuyện nó chẳng lớn đến mức phải họp cả bao nhiêu hội nghị, hội thảo, rất lãng phí”.
Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa' T522364

Một người dân Hà Nội cung kính cầu nguyện cho “Cụ rùa” sớm bình phục

Gần đây, cũng có không ít tranh cãi về danh xưng “Cụ Rùa” liên tục được viết hoa một cách cung kính. Nhiều cư dân trong cộng đồng mạng băn khoăn về một sự tập trung quá lớn vào câu chuyện rùa Hồ Gươm trong thời điểm mà xã hội đang lao đao lo cơm ăn áo mặc thời kỳ bão giá. Blogger Mẹ Nấm - Như Quỳnh, nói: “Chuyện vì một con rùa mà phải tổ chức hội thảo, mời chuyên gia rồi bao nhiêu thứ trên đời, trong khi chuyện nó rất đơn giản là làm sạch nước Hồ Gươm đi. Còn chuyện bắt rùa tai đỏ thì vì kinh tế mà, cứ thả ra cho dân, Quỳnh nghĩ cứ giao cho mấy ông đánh dặm, đánh cá…thử coi, một tuần là sạch rùa tai đỏ”.

Nếu một ngày rùa mất đi sẽ để lại nỗi buồn cho những ai hay đi ngang qua hồ và chứng kiến rùa nổi, hay những người yêu thích tìm hiểu, nghiên cứu về rùa Hồ Gươm. Nhưng rồi cũng sẽ quen dần, người ta sẽ nhắc đến rùa Hoàn Kiếm như một nét cổ kính của Hà Nội và kể cho nhau nghe rằng, nếu giữ được lòng hồ cứ mãi xanh trong như trước, thì chắc “cụ” sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn rất nhiều.

Hoài Thu

Theo Bưu điện Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
https://ttgdtxquan3.forumvi.com
 

Những ý kiến trái chiều về chiến dịch cứu 'cụ rùa'

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường TTGDTX Quận 3 :: ×÷·.·´¯`·)» ( Thông tin ) «(·´¯`·.·÷× :: Thông tin New-
Chuyển đến 
Đánh chữ tiếng việt Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất